Du nhập và phát triển Môn cưỡi ngựa

Ở Trung Quốc

Các câu lạc bộ cưỡi ngựa đang bùng nổ tại Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu theo đuổi môn thể thao quý tộc của giới thượng lưu nước này. Môn thể thao cưỡi ngựa đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc trong vòng 5 đến 10 năm, đó là một sự thay đổi trong nhận thức. Số lượng người Trung Quốc tham gia những môn thể thao như cưỡi ngựa đang gia tăng khi sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang lại cho người dân nguồn thu nhập khả dụng để theo đuổi các hoạt động giải trí. Ngày càng nhiều người Trung Quốc quan tâm tới cưỡi ngựa và các sự kiện về ngựa. Doanh số các mặt hàng xa xỉ gia tăng khắp châu Á phần nào là do sự nổi lên của thành phần trung lưu ở Trung Quốc.

Một tua du lịch cưỡi ngựa ở Trung Quốc

Trong số những mặt hàng xa xỉ đặc biệt được một số người Trung Quốc giàu có ưa thích là làm chủ những con ngựa. Lối sống gắn kết với sở thích này đã trở thành một biểu tượng mới về địa vị xã hội giữa một nhóm nhỏ nhưng ngày càng tăng ở Hoa lục. Mao Trạch Đông, từng cấm môn đua ngựa và xem nó như một sở thích từ chế độ tư bản đáng hổ thẹn Hơn 60 năm sau, giờ đây các trường đua ngựa, các sân mã cầu và các câu lạc bộ đua ngựa đang mở cửa làm ăn ở các thành phố Trung Quốc. Số ngựa nhập từ nước ngoài tăng nhanh cùng với việc xây những cơ sở cho môn thể thao này và bán các dụng cụ, cùng với thiết bị cưỡi ngựa.

Hiện nay Trung Quốc có 300 câu lạc bộ đua ngựa và 25 trường đua. Các nhà phát triển dự án về ngựa với ngân khoản 2 tỷ đôla tại thành phố Thiên Tân có tên là Tianjin Equine Culture City, sẽ xây 4.000 chuồng ngựa, bệnh viện thú y cho ngựa tân tiến nhất, 150 văn phòng đào tạo, huấn luyện ngựa, trường đua và câu lạc bộ, và đại học về đua ngựa. Cơ sở này đang trong tiến trình xây dựng. Theo báo cáo thường niên của tạp chí Horsemanship, đã có 1.802 câu lạc bộ cưỡi ngựa ở Trung Quốc tính đến tháng 7 năm 2017, gấp đôi con số năm 2016.

Thi đấu cưỡi ngựa ở Trung Quốc năm 2008

Theo tạp chí Horsemanship, phần lớn các câu lạc bộ tập trung ở miền Bắc và miền Đông Trung Quốc, đặc biệt là Bắc KinhThượng Hải. Với việc chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào năm 2014 rằng các môn thể thao cưỡi ngựa sẽ được ủng hộ mạnh, xu hướng này dường như sẽ còn tiếp tục. Thậm chí, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Trung Quốc mang theo món quà là con kỵ mã của lực lượng Cận vệ Pháp cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tạp chí Horsemanship cũng nhấn mạnh Trung Quốc còn thiếu đội ngũ chuyên gia, giảng viên và bác sĩ thú y phục vụ môn thể thao này. Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng lớn lao trên thế giới về bộ môn cưỡi ngựa và thị trường về môn này nói chung, cũng như sở thích về ngựa và các môn thể thao có liên quan trong hơn 10 năm hay 5 năm qua, một cách mạnh mẽ, các cuộc thi đua mở rộng rất nhiều, mọi người có thể tham gia và chứng tỏ sự thiện nghệ của mình.

Các thương vụ về ngựa đã tăng nhiều, nhất là ngựa nhập từ nước ngoài. mặc dù có có sự say mê thực sự môn thể thao đua ngựa ở Trung Quốc, các thỏa thuận kinh doanh giữa người bán ở châu Âu và người mua ở Trung Quốc đã gây sứt mẻ lòng tin trên thị trường quốc tế, điển hình như người mua ở Trung Quốc cố mặc cả để mua, đến phút chót lại hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng thâm chí còn mất biệt tâm sau khi ngựa đang trên đường gửi đến Trung Quốc, và người bán đã trả hàng ngàn đôla cho thủ tục vận chuyển.

Nhiều ưa chuộng về những con ngựa Quarter của Mỹ, một loại ngựa chuyên đua ¼ dặm đến Trung Quốc, thị trường cho loại ngựa này đã gia tăng trong mấy năm, việc kinh doanh các giống ngựa yên đua (Saddlebred) và ngựa giống tiêu chuẩn (Standardbred), các giống đó có sự gia tăng đều đặn trong 3, 4 năm qua. Nhưng hướng chung là thị trường sẽ không mở rộng trừ phi có thêm sự huấn luyện và trợ giúp cho các câu lạc bộ và có thêm các cuộc đua từ đó có nhiều buổi trình bày về ngựa hơn, để mọi người thấy dễ tham gia, và là một điều vui thích chứ không hẵn là chỉ về tiền. Những người buôn ngựa nói rằng thị trường sẽ chỉ mở rộng khi thị hiếu về môn thể thao này gia tăng.

Câu lạc bộ County Down ở ngoại ô Thượng Hải là câu lạc bộ thành viên độc quyền đầu tiên ở Trung Quốc dành cho cưỡi ngựa và săn cáo. Câu lạc bộ lấy tên từ một quận ở Bắc Ireland. Ở đây, giày da cưỡi ngựa được xếp ngay ngắn trên thảm, bức ảnh những con chó săn đói khát trong cuộc săn cáo được treo trên tường, đài phun nước tỏa ra từ miệng những con ngựa đá. County Down có hàng chục con ngựa và đi đầu trong việc thúc đẩy các môn thể thao cưỡi ngựa ở Trung Quốc. Câu lạc bộ không chỉ là nơi giải trí mà còn để giao lưu. County Down có khoảng 80 thành viên với phí tham gia thường niên là 58.000 nhân dân tệ (8.400 USD). Một trong những lợi ích của câu lạc bộ là các thành viên có thể tận dụng để thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện để các thành viên giao lưu bên ngoài Trung Quốc như từng đưa các thành viên đi săn cáo với giới quý tộc châu Âu.

Sự kiện khác là việc thành lập Wonder Horse, nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngựa tại Thượng Hải vì ngành công nghiệp này đang phát triển vì hai lý do chính là các bậc cha mẹ Trung Quốc coi cưỡi ngựa là môn học dành cho tầng lớp ưu tú. Nó sẽ giúp con cái họ nổi bật hơn trong xã hội Trung Quốc cạnh tranh cao. Đối với người lớn, việc tham gia môn thể thao cưỡi ngựa có thể giúp họ mở rộng sang các khía cạnh rộng lớn hơn như sở hữu, đầu tư, du lịch, giải trí và các hoạt động xã hội. Hơn cả một môn thể thao, đó là một trải nghiệm mới cho người Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Thủy trấn Pegasus với các khách sạn, phòng trưng bày nghệ thuật, trung tâm mua sắm với những chiếc thuyền gondola kiểu Venice đều mang chủ đề ngựa. Ở đây còn có một câu lạc bộ cưỡi ngựa và Bảo tàng Văn hóa Ngựa. Thị trấn có hơn 400 con ngựa của hàng chục giống ngựa nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới. Các du khách xếp hàng dài để tham gia các chuyến đi bằng xe ngựa tại khu nghỉ mátGiang Tô, phía tây thành phố Thượng Hải. Mỗi tuần một lần, những con ngựa thuần chủng sẽ diễu hành và biểu diễn trước đám đông trong một đấu trường sang trọng được thiết kế theo phong cách Đế quốc Áo-Hung. Trong đó có tiết mục, các cô gái ngồi trên xe ngựa trắng, mặc áo choàng trắng và đội vương miện lấp lánh trông giống như khung cảnh trong đám cưới hoàng gia Anh.

Việt Nam

Bức tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa

Việt Nam, đua ngựa theo kiểu truyền thống của các dân tộc là môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi các kỵ sĩ phải có sức khỏe, bản lĩnh và kỹ thuật điêu luyện, mỗi kỵ sĩ lại có một vài bí kíp khác nhau trước và trong vòng đua đầy gay cấn. Mỗi nài ngựa lại là một thợ đua ngựa qua những lớp đào tạo bài bản. Ở Bắc Hà (Lào Cai) từng là vùng đất của ngựa với những kỵ sĩ chuyên nghiệp, mỗi kỵ sĩ có những bí kíp để chiến thắng, trước kỳ thi khoảng vài tháng thì các kỵ sĩ đều phải chọn cho mình một con ngựa tốt. Tốt về mọi mặt, từ hình dáng, kích thước đến tốc độ và sự dẻo dai. Muốn ngựa được dẻo dai phải chăm sóc, vỗ béo để chúng có sức khỏe đối chọi với hàng trăm con tuấn mã khác.

Trong khi kỵ sĩ điều khiển tốc độ thì chính bản thân cũng phải có bản lĩnh, sự dũng cảm và luôn nghĩ về danh dự của bản thân, dòng họ và bản làng vì đại diện cho dòng họ đua với hàng trăm dòng họ khác, giành chiến thắng, tức là đem vinh quang về cho dòng tộc, ngày xưa ở Bắc Hà cũng có những giải đua ngựa thần tốc. Nhưng mất vài chục năm, do chiến tranh và điều kiện kinh tế nên các cuộc đua bị mai một. Các cao niên đều truyền lại cung cách chăm ngựa rất cẩn thận để con cháu được kế thừa tinh hoa của cha ông.

Để ngựa có một sức khỏe sung mãn khi tham gia cuộc đua, hàng ngày cần phải cho ngựa tập chạy vào mỗi buổi sáng hoặc chiều mát sau đó đưa ra suối tắm rồi nghỉ ngơi. Việc làm chuồng ngựa cũng rất quan trọng, mỗi con có một tính cách, nếu không hợp nó sẽ phá, lồng lộn, ảnh hưởng tới tinh thần thi đấu. Trong mấy tháng chuẩn bị cho đua ngựa thì phải chăm sóc chúng còn cẩn thận, tỉ mỉ. Trong khi ngựa được chăm sóc, vỗ béo và huấn luyện cho thành thục thì bản thân kỵ sĩ lại không được phép tăng cân hoặc nghỉ ngơi, kỵ sĩ phải bằng mọi cách ép cân tới mức tối đa để ngựa không bị mệt trong cuộc đua tốc độ.

Ngoài việc ép cân khắc nghiệt trên, kỵ sĩ ở Bắc Hà còn phải luyện tập một cách nghiêm ngặt. Vì là vùng đồi núi nên các kỵ sĩ đều chạy ngược dốc để luyện sức bền và cho các cơ giãn ra. Mỗi ngày, các kỵ sĩ đều chạy vài chục cây số, hết lên dốc lại xuống dốc ở những quả đồi chênh vênh. Sau đó, lại chạy từ chân đồi về và nhảy lên lưng ngựa phi nước đại khoảng chục vòng trên sân vận động. Tập luyện như thế để lấy sức bền cho mình và cho ngựa. Hơn nữa, ngựa được làm quen với địa hình chạy và gần gũi đám đông sẽ khiến chúng bớt sợ hãi giữa những tiếng hò reo, chiêng trống ngày hội.

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũngựa Akhal-Teke nhập ngoại

Cưỡi ngựa thể thao là môn thể quý tộc xuất phát từ Châu Âu, đã tồn tại qua hàng thế kỷ bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Để xác định được thời gian cụ thể môn thể thao này hình thành khi nào vẫn chưa rõ. Bởi vì chúng du nhập từ Phương Tây và xuất hiện khá lâu trước đây, từ năm 1932, người Pháp đã cho mở cửa Trường đua Phú Thọ. Từ năm 1942, dưới chính quyền Bảo Đại thì môn cưỡi ngựa, đua ngựa được lưu hành trong hoàng gia và giới quyền quý, trong thời gian này, thú vui cưỡi ngựa vẫn chưa được mọi người hưởng ứng.

Sau đó, ở miền Nam Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thì bộ môn này mới được cho là phát triển. Dưới thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho đầu tư chăn nuôi phát triển ngựa đua, từ đó, hình thành nên nhiều chủ hộ đăng ký vào Hội đua ngựa Sài Gòn. Ban đầu hội chỉ có một vài chủ hộ nuôi ngựa và chủ yếu phân vùng ở khu vực đô thành như Phú Lâm, Phú Thọ, Bình Chánh, Cây Da Sà. Nhưng sau đó cưỡi ngựa ở Sài Gòn được lan ra vùng Hóc Môn như Trung Chánh, Bà Điểm. Vào năm 1969 đến 1972 thì chính phủ bắt đầu tạm đóng cửa môn thể thao giải trí này, đến năm 1973 chúng được mở cửa trở lại.

Sau giải phóng, tháng 3 năm 1989, trường đua ngựa ở Phú Thọ được mở cửa trở lại. Năm 2004, Câu lạc bộ thể thao Phú Thọ bắt đầu ký hợp đồng liên doanh với Công ty Thiên Mã. Kể từ đây môn cưỡi ngựa ở Việt Nam trở thành một trong những môn thể thao giải trí chuyên nghiệp. Từ năm 2004 chỉ có 300 chủ ngựa nhưng đến năm 2011 tăng lên 800 chủ với hơn 1.000 con ngựa tham gia đua mỗi năm, như sau năm 2011, trường đua Phú Thọ bị đóng cửa, do đó, chỉ còn những cuộc đua ngựa quy mô nhỏ lẻ. Chưa có cuộc điều tra nào cho thấy có bao nhiêu trẻ em Việt Nam thích cưỡi ngựa, chỉ biết rằng em nào cũng thích “nhong nhong ngựa gỗ” khi ra công viên, vào khu vui chơi giải trí.

Ở Việt Nam môn thể thao cưỡi ngựa này đã có mặt tại thành phố Hồ Chí MinhHà Nội cùng một số tỉnh thành lân cận ở miền Nam nhưng chưa phát triển rộng khắp. Nhiều yếu tố cản trở người Việt đến với môn cưỡi ngựa như nắng, nóng, bụi và tình yêu loài vật và còn phải kể đến chi phí khá cao. Đã có người Việt đưa con đến tập thử vài lần rồi rút lui mà không rõ lý do. Môn thể thao này lại là môn thể thao quý tộc không dành cho mọi người. Bởi vì chi phí để tham gia các khóa học cưỡi ngựa thường rất đắt, so với mức thu nhập của người Việt Nam thì nó khá đắt đỏ.

Một con ngựa Đà Lạt phục vụ cho du khách cưỡi và chụp ảnh

Trong đó mức giá dạy cưỡi ngựa được xem là rẻ hơn rất nhiều so với trong khu vực nhưng một tiết học cưỡi ngựa kéo dài khoảng 45 phút phải trả 400.000 đồng. Còn nếu học cưỡi ngựa trọn gói trong vòng 12 tháng thì mức giá có thể giảm từ 15 đến 20%. Đây chính là lý do người ta gọi môn cưỡi ngựa là môn thể thao quý tộc không dành cho mọi người. Bên cạnh đó việc tham gia môn thể thao này không chỉ tốn tiền mà còn tốn nhiều thời gian vì phải có thời gian làm quen với ngựa. Tham gia các khóa học cưỡi ngựa và phải mất một thời gian dài mới có thể điều khiển được chú ngựa thuần tính nết.

Để học cưỡi ngựa và tham gia vào các tại Việt Nam thì Thành phố Hồ Chí Minh được xem trung tâm của môn thể thao giải trí này vì thế trường đua rất chất lượng, tại các trường đua, cưỡi ngựa tại Thành phố còn có hệ thống giống ngựa chất lượng tốt, nhất là giống ngựa Ăng lê-Ảrập. Hình thức giải trí này đang phát triển khá mạnh và thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên trong thời gian gần đây dịch vụ cưỡi ngựa ở Hà Nội cũng đã hình thành nên khá nhiều địa chỉ mới lạ.

Sân tập cưỡi ngựa của Saigon Pony Club ở Quận 2 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với hai sân tập rộng 600m2 và 1.000m2 dành cho hai trình độ: mới tập và điều khiển thành thục các động tác. Lý do mà Saigon Pony Club ra đời cách khi người chủ sở hữu cũ muốn đáp ứng sở thích cưỡi ngựa của cô con gái nên đã lập ra. Ngựa ở đây đều có tên nước ngoài, như Diabolo, Crac, Flamme, Mogito, Wok, Romeo nhưng đều là ngựa nội được mua về từ Củ Chi, Đức Hòa và Đức Huệ (Long An), những lò nuôi ngựa đua nổi tiếng bấy lâu nay cho trường đua Phú Thọ, trước khi hoạt động đua ngựa bị ngưng.

Câu lạc bộ này có 130 học viên, trong đó hơn 95% là người nước ngoài, số còn lại phần lớn là Việt kiều hoặc từng có thời gian sống ở nước ngoài. So với giá học cưỡi ngựa trong khu vực, chi phí ở Việt Nam là rẻ. Một tiết học 45 phút là 400.000 đồng, nếu đóng trọn gói ba tháng (12 tiết học) hoặc có thành viên gia đình tham gia thì được giảm 15-20%. Mỗi tuần các học viên đều phải thay ngựa cưỡi để tập tiến bộ vì mỗi con ngựa là một cá tính khác nhau. Tất cả đều là ngựa nhỏ (pony) so với chuẩn ngựa bình thường ở phương Tây được mua về với giá 5-20 triệu đồng/con, đắt lắm cũng chỉ 30 triệu đồng.

Tại Hà Nội có Câu lạc bộ Ngựa Hà Nội nằm ở huyện Hoài Đức được biết đến là nơi duy nhất đến nay tại Hà Nội cung cấp dịch vụ dạy cưỡi ngựa chuyên nghiệp và bài bản với những chú ngựa to lớn thuộc những giống đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài, những bài học cưỡi ngựa từ cơ bản đến nâng cao, những phút giây thư giãn, chơi đùa cùng ngựa. Câu lạc bộ Ngựa được thành lập năm 2013 nhằm mục đích cung cấp những dịch vụ này cho quảng đại người dân, tại đây có một số dịch vụ như chơi với ngựa, team building, chụp ảnh và đặc biệt là học cưỡi ngựa. Lớp học cưỡi ngựa tại câu lạc bộ đã thu hút rất nhiều học viên đến tìm hiểu môn thể thao này.